7 xu hướng marketing “hot” vào năm 2009

•July 3, 2009 • Leave a Comment

Những xu hướng này được nhận định sẽ hot ở nước Mỹ nhưng chúng cũng rất cần thiết cho mọi nhà marketing ở những nước khác vì xu hường toàn cầu hóa ngày nay. 7 xu hướng marketing này xuất phát từ 3 xu hướng chính trong xã hội
Về xu hướng khách hàng:
 
1. Sự gia tăng dân số ở châu Á
 
Theo dữ liệu từ Census Bureau thì Miền Nam nước Mỹ có tỉ lệ gia tăng người châu Á  lớn nhất 31%, tiếp theo Trung Tây là 24%, Đông Bắc là 23%, và phía Tây 19%. Và chính bộ phận dân số châu Á này sẽ là những khách hàng tương lai qua trọng.
 
Do đó những tiếp thị cần phải có những người đại diện bán hàng mà có khả năng tiếp xúc với nhóm khách hàng này. Đội ngũ đại diện bán hàng phải biết được những sự khác biệt về văn hóa để tìm ra phương pháp giao tiếp hợp lý và phong cách bán hàng cho phù hợp. Hãy thay đổi dịch vụ của công ty bạn để thu hút thị trường đang phát triển này. Chắc chắn công việc kinh doanh của bạn sẽ phát đạt.
 
2.Truyền thông tin sản phẩm bằng miệng (word of mouth)
 
Bạn muốn sản phẩm, danh tiếng… của công ty được nhiều người biết đến một cách nhanh nhất thì bạn cần xác định ba nhóm người hay bàn bạc, nói chuyên về trải nghiệm sản phẩm hay kinh doanh với người khác.

Nhóm thứ nhất là những người phụ nữ thích tán gẫu. Họ thường đưa ra lời bình phẩm hay giới thiệu sản phẩm.
 
Nhóm thứ hai là những nhà khoa học làm việc toàn thời gian. Họ cũng thường bàn tán về những nhu cầu của họ hơn là những người làm bán thời gian. Thứ ba là những người làm công tác nghiên cứu mà kiếm được và kiếm hơn 100.000 đô. Họ sẽ giành thời gian để tính đến việc mua sắm hơn là những người kiếm tiền ít.
 
Xu hướng truyền thông truyền thống
 
3. Những trang vàng (yellow page)
 
Theo nghiên cứu của tập đoàn Montana, chỉ có 26% những người tìm kiếm thông tin sản phẩm sử dụng các catalogue. Thay vào đó là 52% nói rằng họ tìm kiếm công ty cung cấp dịch vụ hay sản phẩm họ cần thông qua công cụ tìm kiếm.
 
4. Sử dụng những phương tiện truyền thông cùng lúc
 
Theo Jiives “Multiple Media Analysis thì ở Mỹ 73% nhân viên lướt web trên điện thoại, gần 38% nghe radio khi làm việc online. Và xu hướng tiếp cận truyền thông sẽ tăng lên rất nhanh do yêu cầu của công việc trong tương lai. Do đo người ta có xu hướng sử dụng các kênh truyền thông để thu hút và vươn đến khách hàng tương lai.
 
Xu hướng đường dây nóng
 
5. Web hội nghị
 
Người ta sẽ không đi hội họp hay công tác nhiều vì lý do an ninh và các chuyến bay thường xuyên bị hoãn. Thay vào đó các doanh nghiệp những cuộc hội thảo trực tuyến. Những người than dự hội thảo, hôi nghị trực tuyến có thể trao đổi với nhau hay lắng nghe bài thuyết trình bằng loa hay dây tai nghe.
 
Tính hữu dụng của những web có chức năng tổ chức hội nghị hay hội thảo trực tuyến sẽ gia tăng và chi phí của web đó sẽ hạ thấp dần nếu nhu cầu tăng lên. Từ đó nhà tiếp thị sẽ giới thiệu sản phẩm của công ty họ trên những web như thế.
 
6. Nghiên cứu sản phẩm trực tuyến
 
Cho dù bạn chỉ bán hàng online hay thông qua các catalogue, điện thoại thì việc tìm kiếm online chắc chắn có một tác động lớn đến việc bán hàng của bạn. Trong số 8250 người khi được hỏi là có tìm hiểu thông tin sản phẩm trên mạng trước khi mua chúng không thì 88% nói có và họ thường xuyên làm như vậy.

Do đó bạn cần chăm chút web của bạn hơn và làm cho nó sinh động, phóng phú.. hay bạn cũng nên quan tâm đến thông tin sản phẩm khi quảng cáo online trên các web. Thông tin sản phẩm phải tỏ ra thuyết phục những khách hàng tương lai và khách hàng của bạn.
 
7. Tìm kiếm trang web nội bộ
 
Theo nghiên cứu của iProspect and Jupiter, 62% người tìm kiếm click chuột vào web đầu tiên trong kết quả tìm kiếm. Nếu bạn muốn web của mình lọt vào top cao hơn thì bạn có thể tối ưu hóa nó bằng cách chèn những thông điệp quảng cáo hay từ khóa mà khách hàng bạn muốn tìm vào nội dung web và bạn nên kết nối với những web có tần số người vào mua hàng cao.
 
Theo Marketingchienluoc

Posted via web from ebrandium’s posterous

Dịch vụ của eBrand

•January 5, 2009 • Leave a Comment

Để cùng doanh nghiệp Việt Nam củng cố vị thế trên Internet trước thềm năm 2009, eBrand Co.,Ltd hân hạnh mang đến 4 Trợ thủ Đắc lực:

Gói dịch vụ eB-Standard chuẩn sẽ giúp DN có được kênh truyền thông HIỆU QUẢ với CHI PHÍ CỰC NHỎ và không bỏ lỡ khách hàng tiềm năng.

Gói dịch vụ eB-Standard chuẩn sẽ giúp DN có được kênh truyền thông HIỆU QUẢ với CHI PHÍ CỰC NHỎ và không bỏ lỡ khách hàng tiềm năng.

Gói dịch vụ eB-Deal sẽ giúp DN giới thiệu sản phẩm đến KH một cách NHANH CHÓNG và PHONG PHÚ với CHI PHÍ NHỎ và KHÔNG BỎ LỠ khách hàng tiềm năng.

Gói dịch vụ eB-Deal sẽ giúp DN giới thiệu sản phẩm đến KH một cách NHANH CHÓNG và PHONG PHÚ với CHI PHÍ NHỎ và KHÔNG BỎ LỠ khách hàng tiềm năng.

Gói dịch vụ eB-Care sẽ giúp DN yên tâm về mặt nội dung phong phú, phù hợp của website, tự tin về mức độ tin cy của khách hàng khi viếng thăm.

Gói dịch vụ eB-Care sẽ giúp DN yên tâm về mặt nội dung phong phú, phù hợp của website, tự tin về mức độ tin cậy của khách hàng khi viếng thăm.

Gói dịch vụ eB-SEO sẽ giúp Doanh nghiệp THIẾT LẬP, ĐẨY MẠNG và GIỮ VỮNG thương hiệu, vị thế trực tuyến của Doanh nghiệp.

Gói dịch vụ eB-SEO sẽ giúp Doanh nghiệp THIẾT LẬP, ĐẨY MẠNG và GIỮ VỮNG thương hiệu, vị thế trực tuyến của Doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các dịch vụ hiện đang được khách hàng đánh giá cao gồm có:

a. Thiết kế và Phát triển websites:
Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói cho các Doanh nghiệp từ việc tư vấn, thảo luận để xây dựng một trang web như ý muốn với nhiều tính năng hoàn thiện, dễ sử dụng; đến việc nâng cấp và duy trì website cho Doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên kĩ thuật cao của eBrand Co.,Ltd có thể mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu dựa trên những công nghệ, kĩ thuật mới và hiệu quả nhất.

Công nghệ phát triển web chính của chúng tôi gồm:
– .NET, JAVA, Flash và PHP cho các dự án web
– Flash & Director cho các dự án đa phương tiện

b. Dịch vụ Tiếp thị trực tuyến:
Chúng tôi cung cấp cho các Doanh nghiệp một dịch vụ quảng cáo, tiếp thị trực tuyến đầy đủ, linh hoạt và hiệu quả.

Dịch vụ tối ưu hóa trang web (SEO Việt Nam) nhằm đạt được thứ hạng cao trong kết quả của các công cụ tìm kiếm, đồng thời thúc đẩy lượng truy cập đến trang web, và đẩy mạnh thương hiệu công ty.

Những dịch vụ cơ bản mà chúng tôi cung cấp hiện nay:

– Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
– Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm
– Viết những bài viết về thương hiệu Doanh nghiệp
– Sử dụng các phương tiện, dịch vụ mang tính xã hội để khuếch trương thương hiệu Doanh nghiệp
– Xây dựng lượng “backlinks” để tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm
– Tiếp thị bằng email

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp những dịch vụ giúp ích cho tiến trình Quảng bá Thương hiệu của Doanh nghiệp:

– Xây dựng các hệ thống phần mềm quản lý, điều hành tác nghiệp hoạt động trên nền tảng web.
– Cung cấp giải pháp thương mại điện tử.
– Cung cấp giải pháp tiếp thị trực tuyến, phương tiện marketing: quảng cáo banner, brochures, CD giới thiệu, hỗ trợ đa ngôn ngữ…
– Cung cấp các khóa học trực tuyến về Thương mại điện tử, Tiếp thị trực tuyến.
– Tư vấn giải pháp tin học toàn diện cho doanh nghiệp.

c. Khóa học về Tiếp thị trực tuyến:
Đến với chúng tôi, các Doanh nghiệp sẽ được cung cấp, bổ sung những kiến thức về web, về quảng bá thương hiệu trực tuyến để góp phần vào sự thành công trong việc quảng bá thương hiệu của chính các Doanh nghiệp

Doanh nghiệp còn được chia sẻ những kinh nghiệm Tối ưu hóa trang web; các thủ thuật, hướng dẫn để Quảng bá thương hiệu, cập nhật với những thông tin công nghệ mới nhất liên quan đến sự phát triển của web, của quảng cáo trực tuyến…

d. Những dịch vụ Offline:
– Phân tích & thiết kế chiến lược tiếp thị thương hiệu
– Thiết kế đồ họa
– In ấn quảng cáo

Thông tin Liên hệ:
Công ty TNHH Thương hiệu điện tử – eBrand Co.,Ltd
[A] 333/8/2 Lê Văn Sỹ, F1, quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh.
[W] http://www.ebrandium.com
[E] phucnt@ebrandium.com
[T] 08. 6272 6462

Chiến lược công nghệ: Những doanh nghiệp nhỏ thành công nhất khác với những doanh nghiệp khác như thế nào?

•November 27, 2008 • Leave a Comment

Có một cuộc khảo sát thú vị gần đây từ 300 doanh nghiệp nhỏ (với từ 10 đến 100 nhân công). Cuộc khảo sát đã cho thấy những gì những doanh nghiệp nhỏ thành công có được mà những doanh nghiệp ít thành công hơn không có. Điều gì đã làm cho một doanh nghiệp nhỏ có nhiều khả năng thành công hơn? Trong báo cáo có đoạn: “Khả năng sử dụng công nghệ một cách chiến lược” như là một trong năm yếu tố quyết định thành công quan trọng, báo cáo đó đã khiến tôi phải chú ý. Chủ đề của blog Doanh nghiệp nhỏ 2.0 (Small Business 2.0) là “Sử dụng công nghệ để đem đến thành công”.

Sau đây là một số điểm về công nghệ từ bài báo cáo khiến tôi cảm thấy rất thú vị và một số nhận xét của mình:

1. Lựa chọn công nghệ giúp bạn đo lường hiệu quả của quá trình kinh doanh then chốt.

Những doanh nghiệp lớn hơn đã nhận thấy được điều này và đã và đang sử dụng những thước đo chính để nhận biết những vấn đề và cơ hội trong một khoảng thời gian. Thách thức cho những doanh nghiệp nhỏ là việc nhận những dữ liệu chính xác về doanh nghiệp của mình thông qua hệ thống IT kết nối lỏng lẻo là rất phức tạp và tốn kém. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều không biết những thông tin quan trọng như là chi phí thu hút khách hàng là gì và thế nào là lợi nhuận trên vốn đầu tư cho những khâu như marketing, bán hàng hay công nghệ thông tin.

2. Thương mại mô tả những đặc tính chiều sâu cho những công nghệ kết hợp cùng với nhau để các quy trình và luồng thông tin thuận lợi và linh hoạt. Sự kết hợp nhuần nhuyễn của những công nghệ đó còn quan trọng hơn cả việc sở hữu các tính năng sâu xa nhất đặt ở một vài khu vực đặc biệt.

Về điều này, tôi không đồng ý. Việc sử dụng những giải pháp công nghệ thông tin “ứng dụng bảo mật tốt nhất” có lợi cho những doanh nghiệp lớn, bởi vì họ có những nguồn lực để khiến cho mọi thứ hòa nhập cùng với nhau và làm cho những hệ thống khác nhau có thể “nói chuyện” cùng nhau. Trải qua hơn mười năm làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm doanh nghiệp, tôi cho rằng phần lớn nhất trong chi phí công nghệ thông tin của hầu hết các doanh nghiệp lớn không phải là phát triển ứng dụng mà là tích hợp những ứng dụng khác nhau lại với nhau. Tích hợp này là cần thiết cho những thể loại thông tin chính xác có thể sử dụng được. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, chi phí cho tích hợp này (có thể chiếm 70% tổng chi phí của một dự án) thường không hợp lí. Đối với những doanh nghiệp rất nhỏ (có ít hơn 50 nhân công) thì thường không có nguồn lực công nghệ thông tin phụ trách việc cho toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin cùng làm việc tốt. Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ thường chọn ra một bộ các ứng dụng đã được “tích hợp sẵn” thậm chí nếu phải hi sinh một vài tính năng và khả năng. Dù thế nào đi nữa, trong thực tế, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không thể dựa trên một phân khúc lớn các tính năng của hệ thống “ứng dụng bảo mật tốt nhất”.

3. Tận dụng Internet. Công nghệ thông tin nên tận dụng mạng Internet để nhân viên của bạn có thể làm việc bất cứ nơi đâu và truy cập một cách dễ dàng.

Chắc chắn rằng, khả năng làm việc và hợp tác thông qua Internet là một phần lợi ích rất quan trọng mà các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng được từ Internet. Tuy nhiên, theo tôi còn có nhiều hơn thế. Bằng cách sử dụng Internet để tạo ra và nuôi dưỡng các mối quan hệ khách hàng, lợi ích của Internet còn có thể được mở rộng ra bên ngoài nhóm doanh nghiệp nhỏ nội bộ. Marketing, bán hàng, và cung cấp dịch vụ đều có thể thu lợi từ Internet.

Thanh Trúc – eBrand Co.,Ltd – www.ebrandium.com

10 lí do Marketing để thiết lập một blog kinh doanh

•November 15, 2008 • Leave a Comment

 

Có một bài viết thú vị về 10 lí do hàng đầu tại sao chiến lược marketing của bạn nên bao gồm luôn việc tạo ra một trang blog. Dưới đây là danh sách 10 lý do để thiết lập một trang blog kinh doanh:

 

1. Marketing sử dụng các công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing)

Tất cả nội dung blog của bạn có thể được tìm thấy bởi Google và giúp bạn nâng cao vị trí của mình trong danh sách kết quả của công cụ tìm kiếm. Nếu tiêu đề các bài viết của bạn có chứa những từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của bạn, thì doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng có được các lưu lượng truy cập từ Google. Yahoo hay MSM mà không cần phải trả bất kì chi phí nào.

 

2. Truyền thông trực tiếp (Direct Communications)

Đôi khi sẽ rất hữu ích cho thị trường mục tiêu của bạn khi họ được nghe trực tiếp từ những Người lãnh đạo công ty (người sáng lập, giám đốc điều hành, lãnh đạo marketing) phản đối một thông điệp mà độ tin cậy của nó đã giảm đi ít nhiều khi được chuyển tải thông qua các lực lượng bán hàng và kênh bán hàng.

 

3. Xây dựng thương hiệu (Brand Buiding)

Nếu bạn viết tốt và sử dụng các kênh truyền thông xã hội (Social Media Channels) một cách chiến lược, thương hiệu của bạn có thể ở lại trong lòng nhiều người hơn. Ngoài ra, vì mục tiêu hiện tại, đó cũng là một kênh khác mà bạn có thể truyền tải thông điệp của mình (lặp đi lặp lại nhiều lần).

 

4. Sự khác biệt cạnh tranh (Competitive differentiation)

Có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn chưa có một blog nào, vậy nên bạn có thể tạo nên sự khác biệt bằng cách tạo blog ngay bây giờ và xây dựng các mối quan hệ với những người đọc (ví dụ như đăng ký đọc tin qua RSS). Khi có một số blog được lập tốt trong một lĩnh vực thì những người mới rất khó thâm nhập. Các doanh nghiệp nhỏ khắc phục rào cản branding hay marketing mà blog tạo ra khó khăn hơn nhiều so với rào cản công nghệ (đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm).

 

5. Marketing thân thuộc (Relational Marketing)

 

6. Khai thác trọng điểm (Exploit the Niches )

Viết blog và internet giúp kết nối giữa người mua hàng với người bán hàng trong niche. Internet giúp cho tất cả các thị trường niche hoạt động hiệu quả hơn.

 

7. Truyền thông & PR (Media & PR)

Tôi đại diện cho nhiều người khi nói rằng niềm tin của tôi vào truyền thông truyền thống đang suy giảm. Tôi đã ko còn đọc những tạp chí như Fortune và Businessweek thương xuyên nữa. Những tạp chí này có thể có một hoặc hai bài báo mà tôi quan tâm, nhưng trên internet cũng có những blog dành riêng cho những chủ đề mà tôi đam mê và đi sâu vào các chủ đề đó.

 

8. Xác định bạn như là một chuyên gia (Position You as an Expert)

Blog định vị cho các tác giả và các công ty của nó là các chuyên gia.

 

9. Quản trị Danh tiếng (Reputation Management)

Các blog kinh doanh cũng là một cách để các doanh nghiệp quản trị danh tiếng của họ và nói chuyện trực tiếp với các đối tượng, khách hàng, đối tác, và các phương tiện truyền thông. Blog làm cho một doanh nghiệp “nhanh nhẹn” hơn, mà điều đó là rất quan trọng trong những giai đoạn khủng hoảng.

 

10. Chi phí thấp (Low cost)

Nếu bạn phải chi cho những kinh phí liên quan đến các sáng kiến tiếp thị (ví dụ như các chiến dịch tìm kiếm trả phí, các buổi hội thảo, những hội chợ thương mại), thì blog hầu như là miễn phí. Tuy nhiên, thời gian là tiền bạc, vẫn có một chi phí cho những nhân viên chủ chốt, những người bỏ thời gian suy nghĩ về bài viết và trả lời bình luận.

 

Bắt đầu một blog là một bước đơn giản. Nó cần sự kiên nhẫn và một chút kiến thức để thu hút nhiều đối tượng mới.

 

— Brian Halligan.

Thanh Trúc – eBrand Co.,Ltd – www.ebrandium.com

Cong ty eBrand tham gia buoi trien lam “Hoi Nghi Khoa hoc Ky thuat Nha khoa Viet – Phap”

•November 1, 2008 • Leave a Comment

Công ty eBrand tham gia buổi triển lãm “Hội Nghị Khoa học Kỹ thuật Nha khoa Việt – Pháp”

Vừa qua Công ty TNHH Thương hiệu Điện tử (eBrand Co, Ltd.) kết hợp với công ty MINHHUY Software đã tham gia chương trình triễn lãm “Hội Nghị Khoa học kỹ thuật Nha khoa Việt – Pháp” do trường ĐH Y Dược TPHCM tổ chức. Với sự tham gia của nhiều công ty kinh doanh về dụng cụ và trang thiết bị Nha khoa trong khu vực TP HCM.

Chương trình diễn ra từ ngày thứ Hai 20/10/2008 – thứ Tư 22/10/2008

Địa chỉ: Số  652 Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM.

Tại buổi triễn lãm công ty đã giới thiệu đến quý vị Bác sĩ & Bác sĩ Nha khoa một sản phẩm phần mềm “Quản lý Nha khoa 2009” với những tính năng nổi bật và đa dạng. Phần mềm còn hỗ trợ Marketing, quản lý hồ sơ bệnh nhân điều trị cũng như lịch hẹn….Thông qua buổi triễn lãm, công ty đã giới thiệu sản phẩm đến gần 50 Bác sĩ & Bác sĩ Nha khoa có phòng khám riêng đồng thời cũng nhận được sự ủng hộ từ phía các Bác sĩ & Bác sĩ Nha khoa về sản phẩm mới của công ty. Nhờ đó công ty eBrand đã có thêm động lực để thúc đẩy nhằm cải tiến, nâng cao và mở rộng thêm các tính năng cho sản phẩm phần mềm “Quản lý Nha khoa 2009” vừa qua để đem tới cho quý khách hàng những sản phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất của công ty.

Công ty Thương Hiệu Điện Tử- eBrand hoạt động trong lĩnh vực Thiết kế & Phát triển website cho các cá nhân, doanh nghiệp; Quảng cáo và Quảng bá Thương hiệu trực tuyến. Một số khách hàng tiêu biểu của eBrand là công ty Dược Imexpharm, công ty Thế Giới Hoạt Hình, website hieuhoc.com, website ĐauTuĐung.com…

TKCeramics – Vietnam Pottery, Ceramic Manufacturer & Supplier

•October 1, 2008 • Leave a Comment

TKCeramics – Vietnam Pottery, Ceramic Manufacturer & Supplier
A manufacturer & exporter of Vietnamese home & garden decorative products, equipment, accessories: handmade Pottery, Fountain, Statue, Ceramic indoor & Outdoor.

http://www.tkceramics.com/aboutus/home.php

Một số hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến

•September 19, 2008 • Leave a Comment

Khách hàng quảng cáo có thể chọn các cách trả phí cho các nhà cung cấp dịch vụ, thông thường là các trang tìm kiếm (search engine), các trang web có lượng người truy cập cao hoặc nhắm đến khách hàng truy cập đặc thù.

Thông thường, các nhà cung cấp những gói sản phẩm và dịch vụ theo các cách tính phí: theo số lần hiển thị; theo số lần nhấp chuột; theo số lần hiển thị và nhấp chuột; tính phí trọn gói. Hai hình thức phổ biến để tính hiệu quả quảng cáo hiện nay là trả phí theo tổng số lần truyền phát quảng cáo (CPM-Cost per Impression – trả tiền cho một ngàn lần truyền phát quảng cáo), hoặc trả tiền khi có người truy cập vào dòng quảng cáo (CPC-Cost per Click/PPC – Pay per Click – trả tiền cho mỗi cú nhấp chuột) để liên kết đến trang web của mình.

E-mail marketing: Hình thức quảng cáo trực tuyến sơ khởi và khá phổ biến. Nó tạo cơ hội cho các công ty tùy biến nội dung quảng cáo và phân phối tới khách hàng với chi phí rẻ. Gần gũi với hình thức này nhưng hiện đại hơn là dịch vụ cung cấp thông tin giản đơn RSS (Really Simple Syndication), được hỗ trợ bởi công cụ tập hợp tin tức từ nhiều trang web và phân phối tới người sử dụng. Hình thức này được xem là có hiệu quả cao hơn so với việc gửi e-mail nhưng đồng thời có thể giúp tránh được nguy cơ bị công cụ lọc e-mail và pop-up chặn lại hoặc lạm dụng để phát tán thư rác.

Quảng cáo banner-logo: Đặt logo hoặc banner quảng cáo trên các trang web có lượng người truy cập cao hoặc có thứ hạng cao trên Google.

Đây là cách quảng cáo phổ biến nhất và được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc quảng bá thương hiệu, đồng thời nhắm đến khách hàng tiềm năng trên Internet.

Text link: Là cách đặt quảng cáo bằng chữ có đường dẫn đến địa chỉ trang web hoặc sản phẩm, dịch vụ. Lợi ích của hình thức này là khi người sử dụng truy cập vào các trang tìm kiếm (search engine) nó sẽ tự động cập nhật trang web của khách hàng lên danh mục được tìm.

Quảng cáo với từ khóa: Đây được xem là hệ thống quảng cáo có tính năng thông minh, nhắm chọn vào những từ khóa nhất định. Mỗi trang kết quả của Google, Yahoo! hoặc Monava của Việt Nam đều có sử dụng hình thức này. Với bất cứ từ khóa liên quan đến dịch vụ/sản phẩm nào đó các mẩu quảng cáo sẽ xuất hiện bên phải/trên cùng hoặc dưới cùng màn hình ở các trang hiển thị kết quả tìm kiếm đầu tiên. Nghĩa là khi khách hàng truy tìm một từ khóa bất kỳ, các cỗ máy tìm kiếm lập tức mang một nhà tài trợ (sponsor) có liên quan đặt ngay lên đầu kết quả tìm kiếm.

Quảng cáo “trả theo hành động”: Được xem là hình thức quảng cáo mới, một thuật ngữ của Google. Chẳng hạn chỉ khi khách ghé thăm trang web có mua hàng hoặc điền phiếu thì các nhà cung cấp mới thu phí quảng cáo của doanh nghiệp. Hình thức này được xem là chỉ có lợi ở môi trường thương mại điện tử tiên tiến, nơi các giao dịch được thực hiện trực tuyến dễ dàng, tiện lợi và an toàn.

Google AdSense: Chủ nhân của một trang web có thể tích hợp phần mềm này để hiển thị các quảng cáo lên trang của mình dưới dạng văn bản, hình ảnh hay video, được Google quản lý và tính giá đối với bên đi quảng cáo trên cơ sở trả cho mỗi click hay 1.000 click và gần đây là cho mỗi hành động. Chủ nhân của trang web chấp nhận đăng quảng cáo của Google sẽ được hãng chia hoa hồng theo tỷ lệ.

Rich Media/Video: Một hình thức tiềm năng của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông được các chuyên gia kinh tế đánh giá cao với các video quảng cáo như trên truyền hình. Những địa chỉ tiện lợi và có hiệu quả cho các loại hình này là các trang web chia sẻ video, hoạt hình, nhạc trực tuyến và đặc biệt là trò chơi trực tuyến. Các công ty quảng cáo có thể đăng xen sản phẩm, dịch vụ vào các loại hình này đồng thời xây dựng một số thành phần tích hợp liên quan đến thương hiệu của họ. Hình thức này được dự báo có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các loại hình quảng cáo trực tuyến.

Vietnam Pottery Manufacturer & Supplier, Home Garden Ceramic

•September 16, 2008 • Leave a Comment

Vietnam Pottery Manufacturer & Supplier, Home Garden Ceramic
A manufacturer & exporter of Vietnamese home & garden decorative products, equipment, accessories: handmade Pottery, Fountain, Statue, Ceramic indoor & Outdoor.

http://www.tinhkhoi.com/aboutus/home.php

Thương hiệu điện tử – xu hướng mới dẫn đến thành công

•September 9, 2008 • Leave a Comment

Giới Thiệu

Cá nhân hóa thương hiệu điện tử là làn sóng kế tiếp của sự phát triển riêng biệt và chuyên nghiệp của hệ thống trực tuyến. Thương hiệu cá nhân là cách mà bạn quảng bá mình với mọi người, khi đó thương hiệu điện tử sẽ đại diện cho chính bạn trong hệ thống trực tuyến.

Thương hiệu của bạn thể hiện bạn là ai, bạn đại diện cho những giá trị, năng lực, thái độ, tầm nhìn, nhiệm vụ, tính cách, diện mạo nào. Tổng hợp những điều trên và cách mà bạn thể hiện chúng với mọi người chính là thương hiệu của bạn.

Vì thế nếu tên bạn gắn với 1 blog nào đó thì blog đó chính là thương hiệu điện tử cá nhân của bạn. Nếu bạn viết lời bình trên 10 blog, và có những thông tin được đăng trên 3 trang web phổ biến thì tất cả điều đó chính là thương hiệu của bạn là cách mà mọi người tiếp nhận bạn.

Bất cứ cá nhân nào cũng có thể và nên phát triển thương hiệu điện tử. Điều đặc biệt là người thực hiện không gặp bất cứ những khó khăn nào, và chi phí để xây dựng thương hiệu điện tử hiện nay cũng được giảm đến mức tối thiểu.

 

Nội dung

Doanh nghiệp cũng như cá nhân đều nhận thấy tầm quan trọng của thương hiệu điện tử và những tiềm năng chưa được khai thác của hệ thống web hiện nay. Theo nghiên cứu của Forrester, 40% trong tổng số các doanh nghiệp sẽ gia tăng đầu tư vào mạng trong năm tới, 78% các nhà marketing sử dụng blog, 63% sử dụng video, 56% sử dụng các trang web mang tính xã hội.

Tất nhiên các thông tin trực tuyến đều được các thành viên quản lý, và dù cho thương hiệu cá nhân của bạn có thể được duy trì ở một vị trí nhất định nhờ vào những tiến bộ của kỹ thật nhưng thương hiệu điện tử của bạn phải nhất quán và luôn được cập nhật chính xác để thể hiện thương hiệu của bạn rõ ràng và mang tính kỹ thuật cao.

Google là cửa ngõ để xem và khám phá những thương hiệu điện tử cá nhân. Chỉ cần một thao tác tìm kiếm đơn giản sẽ xác định được sự hiện diện của bạn, có bao nhiêu kết quả tìm kiếm miêu tả sự hiện diện của bạn như thế nào, và nội dung của những kết quả đó có thể hiện được uy tín thương hiệu không. Trang đầu tiên trong kết quả tìm kiếm tên thương hiệu của bạn rất quan trọng đối với danh tiếng của chính bạn.

Thực tế số người sẽ thay đổi từ khóa tìm kiếm sau khi không tìm được kết quả mong muốn từ trang đầu tiên chiếm 49% (nguồn từ iProspect). Được nằm trong trang đầu tiên là điều tuyệt vời cho tầm nhìn thương hiệu của bạn và cũng là một vị trí chuyên môn. 39% người sử dụng các công cụ tìm kiếm tin rằng các công ty có trang chủ nằm trong số những trang đầu của kết quả tìm kiếm luôn là những người đứng đầu trong các lĩnh vực của họ.

Một điều dễ hiểu là mọi người thường bị ám ảnh bởi thương hiệu điện tử của riêng họ. Họ muốn biết có bao nhiêu kết quả tìm kiếm có tên của họ và những kết quả đó được các công cụ tìm kiếm thực hiện như thế nào. 47% người sử dụng internet sử dụng kinh nghiệm tìm kiếm của mình, tỷ lệ này đã tăng từ 22% so với 5 năm trước (Nguồn từ Pew/Internet Survey).

Khi mà phương tiện thông tin liên lạc ngày càng phát triển thì nhu cầu quản lý, kiểm soát thương hiệu điện tử cá nhân cũng tăng theo. Các tập đoàn lớn trên thế giới đã nhận ra xu hướng này và đang tiến hành. Thực tế cho thấy 51% các tập đoàn và 500 doanh nghiệp đang kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội thông qua các đường dẫn RSS, các bảng thống kê web, những video được tải về và các công cụ khác.

Quy trình xây dựng

1. Khám phá:

Trước khi bạn đặt chân vào thế giới ảo, bạn cần phải xác định được bạn là ai, và điều gì bạn muốn làm. Phần lớn các blog thất bại là do mọi người không dành thời gian tìm hiểu về nó, về những điều mà họ đam mê, yêu thích và về những chủ đề mà họ có khả năng viết được trên blog. Niềm đam mê chính là nguồn động lực trong thế giới ảo cũng như trong thực tế. Sẽ rất hữu ích nếu bạn định sẵn những gì sẽ diễn ra trong thế giới ảo và trong cuộc sống thật, trước khi bạn xây dựng thương hiệu của mình.

2. Sáng tạo:

Sau khi bạn xác định được nội dung cho thương hiệu, đã đến lúc bạn chọn hình thức để thể hiện. Bạn có muốn xây dựng blog? Hay bạn muốn tham gia vào những trang web mang tính xã hội? Hoặc bạn chọn cách truyền thống là lập trang chủ. Bạn cần phải tự xem xét cẩn thận và chọn cho mình chiến lược thông minh vì bạn không muốn quảng bá thương hiệu của mình một cách mờ nhạt. Đối với blog bạn có thể chọn 2 loại WordPress.com/.org hay Typepad.

3. Quảng bá rộng rãi:

Bây giờ bạn đã có thương hiệu điện tử của riêng mình, đến lúc bạn đem nó đến với rộng rãi mọi người. Có rất nhiều cách để quảng bá blog của bạn hay những trang web trực tuyến như gửi lời mời mọi người tham gia vào blog, trao đổi những đường dẫn, và tham gia vào các trang web phổ biến. Hãy nhớ rằng tầm nhìn sẽ tạo nên cơ hội cho bạn

4. Duy Trì:

Một khi bạn đã thiết lập được thương hiệu trên hệ thống trực tuyến, bạn cần phải bảo vệ danh tiếng của mình. Có một vài cách kiểm soát thương hiệu như thực hiện tìm kiếm trên google hay bằng các công cụ khác. Bạn cũng phải đảm bảo tính chính xác các thông tin trực tuyến của mình, luôn cập nhật nó vì khi bạn phát triển, thương hiệu điện tử của bạn cũng phát triển theo.

Những chiến lược quảng bá thương hiệu điện tử thành công

Trong tương lai mọi người đều tham gia vào thế giới ảo thông qua các hình thức như những trang web chủ, blog, các bài báo điện tử, lời bình luận hay những trang web xã hội. Những chiến lược chuyên nghiệp dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các yếu tố quan trọng để tận dụng những cơ hội của thương hiệu điện tử:

+ “ Xác định rõ mục tiêu trước khi bạn định tiến hành bất cứ điều gì”  Geoff Livingston , tác giả của  Now is Gone

+ “ Sở hữu riêng ngách thị trường” – Ben McConnell, đồng tác giả của Citizen Marketers

+ “ Nên hiếu kỳ về các phương tiện truyền thông xã hội và học hỏi người là chuyên gia trong việc sử dụng các phương tiện đó để thấy được nó đã đem đến gì cho họ”  Mack Collier, blogger và chuyên viên tư vấn của Viral Garden.

+ “Phải đảm bảo rằng bạn nắm rõ những thông tin trực tuyến của mình, phải luôn cập nhật nó và loại bỏ những thông tin thiếu chính xác.” Andy Beal, tác giả của  Radically Transparent.

+ “Đừng tin tưởng vào những quy tắc cũ của việc mua đường dẫn để đưa thông tin quảng cáo hoặc đề nghị các phương tiện truyền thông chủ đạo viết về bạn. Mặc dù nó đăng các nội dung thú vị (và miễn phí) trên web mà mọi người hăm hở tiếp nhận.”  David Meerman Scott, tác  New Rules of Marketing & PR

+ “Đầu tư vào thiết kế logo hiệu quả vì phần lớn người xem sẽ nhìn thấy logo của bạn trước bất kỳ những khía cạnh nào khác của công ty và bất chấp quan điểm trái ngược nhau thì người ta đánh giá quyển sách dựa vào bìa của chúng”  David Airey, Nhà thiết kế đồ họa và Blogger

+ “Bạn phải hiểu rõ được hình ảnh trực tuyến của mình, mặc dù bạn không thể hoàn toàn kiểm soát được con đường trực tuyến của mình nhưng bạn có thể đặt từng bước tốt nhất trên con đường đó bằng những bài viết blog hay bằng phong cách hào nhoáng trên các trang web phổ biến” – Debbie Weil, tác giả của The Corporate Blogging Book

+ “Tôi thích sáng tạo một thương hiệu cá nhân trung tâm để mang toàn xã hội hoặc các hoạt động trực tuyến vào cùng một điểm xuất phát”  John Jantsch, tác giả và Blogger của Duct Tape Marketing

+ “ thoải mái với thời gian của bạn. Trả lời các câu hỏi và đáp lại các thắc mắc” Shel Holtz, đồng tác giả của Blogging for Business

Những thách thức mà các thương hiệu trực tuyến đối mặt

Có rất nhiều thách thức mà các thương hiệu cá nhân hoặc tổ chức phải đối mặt trong thế giới trực tuyến. Các doanh nghiệp đang bị buộc phải mở rộng văn hóa của họ và giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng liên lạc hai chiều, còn mọi người cần nhận biết và định vị mình như là những chuyên gia trong lĩnh vực của họ.

Trong cả 2 trường hợp trên đều có nhiều thách thức có thể cản trở quá trình xây dựng thương hiệu. Cá chuyên gia đã chỉ ra một số thách thức sau:

+ “Các thương hiệu đối mặt với 2 thách thức trực tuyến chính ngày nay: chúng phải đảm bảo sự hiện diện của mình đối với các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong tương lai, mà những khách hàng này lại phát triển với xu hướng nhanh hơn trước đây”. Allen Stern, biên tập viên của CenterNetworks.

+ “Với sự bùng nổ của nhiều phương tiện thông tin liên lạc kỹ thuật số cá nhân, mạng xã hội, IM, blogs, podcasts, thế giới ảo, điện thoại di động… Các thương hiệu đang đối mặt với viễn cảnh có quá nhiều kênh để chọn lựa. Trong một khoảng thời gian ngắn đáng kinh ngạc chúng ta đã đi từ khái niệm của mass marketing to mass micromarketing vì thế thật khó cho các giám đốc thương hiệu hiểu những gì là quan trọng nhất để tập trung vào”- Scott Monty, Giám đốc truyền thông của Ford Motors

+ “Tiến tới kiểm soát các thông điệp được gửi đi thông qua thương hiệu và cần phải làm tăng thêm giá trị cho cộng đồng khi họ tiếp xúc với thương hiệu”-  Fleishman-Hillard, Phó Chủ Tịch của Digital Marketing

+  “Nếu giá trị của thương hiệu là một dịch vụ và sự có mặt trên web tạo cho nó một thách thức thật sự để có được sự trợ giúp ngay lập tức thì bạn đang làm yếu đi nền tảng của nhãn hiệu của bạn.” Ed Roach, Chuyên gia thương hiệu

Thực hiện

Chỉ trong vòng 5 phút tiếp theo, bạn có thể xây dựng thương hiệu điện tử cá nhân bằng những công cụ như WordPress.com blog, Facebook hoặc LinkedIn profile hoặc bằng microblogging sử dụng tài khoản Twitter. Thật vậy, việc xây dựng thương hiệu điện tử yêu cầu một chiến lược trực tuyến đa phương để có thể khai thác mọi nội dung, hình thức thích hợp và trình độ hiện có.

Bất cứ một tài sản nào được xây dựng, bạn cũng cần kiểm soát nó, cung cấp cập nhật mới, bình luận và sử dụng Google Alerts và Technorati để theo dõi những rủi ro trực tuyến và mức độ phổ biến của thương hiệu. Cho dù bạn là một chủ doanh nghiệp hoặc một nhân viên của tổ chức xây dựng thương hiệu điện tử sẽ mang đến ý nghĩa cho cuộc sống của bạn và xúc tiến những thông tin trực tuyến và các cơ hội hữu ích. 

Ngày nay, xây dựng thương hiệu điện tử đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, cá nhân và tổ chức nào đánh giá thấp sức mạnh của danh tiếng trực tuyến sẽ chịu thiệt hại do tham gia trễ vào một sân chơi nơi mà đã có nhiều thương hiệu được thiết lập từ đầu. Ngày này, toàn bộ xã hội chúng ta đang hướng vào thế giới ảo, thương hiệu điện tử của bạn sẽ trở thành tài sản số và hình ảnh của bạn trong thế giới đó sẽ trở thành 1 phần của một thế giới mới.

Marketing trực tuyến

•August 28, 2008 • Leave a Comment

Website đã đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng bận rộn, website là một công cụ thuận tiện cho cả người mua lẫn người bán nhờ những lợi ích thương mại sau:

– Đem lại cơ hội bán hàng trực tiếp, giúp công ty nắm toàn bộ lợi nhuận mà lẽ ra phải san sẻ cho khâu trung gian.
– Giúp công ty có được tên tuổi và địa chỉ khách hàng phù hợp qua các phương án khích lệ “đăng kí nhận thư” tự nguyện. Một người sẽ chấp nhận vào website khi người đó có mối quan tâm nhật định dến sản phẩm của công ty.
– Giảm chi phí nguồn nhân lực thông qua các tính năng của website tự phục vụ. Chẳng hạn, nếu công ty cung cấp hướng dẫn rõ ràng về việc đặt hàng, khách hàng sẽ làm thay cho bạn nhiều công việc mà lẽ ra nhân viên dịch vụ khách hàng phải giải quyết.
– Một website được thiết kế tốt có thể phục vụ nhiều thị trường và hỗ trợ nhiều dòng sản phẩm.
– Trao đổi cơ hội bán hàng. Các tính năng với câu khẩu hiệu “Bạn cũng có thể thích…” hay “ Khách hàng mua sách cũng có thể mua…” của Amazon.com là những ví dụ điển hình về việc bán hàng qua lại trên mạng.
– Giúp bán hàng ra thị trường nước ngoài với chi phí thấp.

Qủa thật, một website thương mại điện tử thiết kế tốt có rất nhiều lợi ích và chúng có thể vượt xa chi phí liên quan theo thời gian. Những chi phí này bao gồm phí xây dựng website , phí lưu trữ, phát triển, cập nhật thông tin sản phẩm và chi phí phục vụ đơn hàng.

Những hướng dẫn thực tế và hữu ích khi Marketing trực tuyến:

Amazon.com được xem là website thương mại điện tử hàng đầu vì trang web được trang bị hệ thống chi tiết nhằm theo dõi thị hiếu khách hàng. Công ty còn đi xa hơn trng việc thu thập thông tin về những giao dịch mua hàng thực tế. Họ theo dõi những gì khách hàng lướt tìm nhưng không mua và những mạt hàng nào khách truy cập đề xuất cho người khác. Công cụ Tìm kiếm của website này ghi nhớ mọi mặt hàng mà mỗi khách hàng đã tìm kiếm. Nó nhận biết các mối quan tâm của khách hàng khi khách hàng quay lại website và dùng sự hiểu biết đó để đề xuất các mặt hàng cụ thể cho khách hàng truy cập cá nhân.

Ngoài việc phát triển hồ sơ khách hàng, những người sử dụng hình thức thương mại điện tử đưa ra những hiệu quả sau đây:

– Tối ưu hoá từ khoá và công cụ Tìm kiếm. Việc chuẩn bị kĩ lưỡng các từ khoá cho sản phẩm và dịch vụ của công ty đảm bảo cho website luôn xuất hiện khi khách hàng thực hiện thao tác tìm kiếm bằng Google. Công ty nên có phương án để website của mình xuất hiện những trang đầu hay trang thứ hai trong công cụ tìm kiếm của Google. Đây là một trong những yếu tố then chốt để thành công trên mạng.
– Quảng cáo, e-mail và Liên kết có chủ đích trên các trang web phù hợp. Những phương tiện này sẽ kéo người mua đến website của công ty.
– Các Liên kết tương hỗ để xây dựng lượng khách truy cập đến website của bạn. Liên kết tương hỗ là những liên kết với các website có liên quan đến mặt hàng của công ty nhưng không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Ví dụ: bạn có một website thời trang phụ nữ nhưng không bán đồ trang sức, bạn có thể xếp đặt một liên kết tương hỗ trên website bán đồ trang sức. Một số người khác vào xem website này sẽ nhấp chuột để vào website của bạn và ngược lại. Điểm thuận lợi nữ là liên kết tương hỗ này thường miễn phí.
– Nội dung liên quan, kể cả nội dung miễn phí và nhận xét. Điều này đặc biệt hiệu quả trong việc thu hút khách truy cập tự nguyện đăng kí vào danh sách nhận e-mail.
– Các tính năng website dễ vào, dễ truy cập, dễ thoát. Thiết kế website nên phản ánh cách thức khách hàng muốn sử dụng website này.
– Thông tin sản phẩm chính xác, hấp dẫn và chi tiết. Khách truy cập website muốn có đủ thông tin chắc chắn để có thể đưa ra quyết định mua hàng. Ngoài ra thông tin sản phẩm của công tu nên được tiếp cận dễ dàng thông qua các công cụ Tìm kiếm.
– Nói lời cảm ơn và xác nhận giao dịch qua e-mail sau mỗi vụ mua hàng.